Xu hướng chọn mua quà Tết 2022 trong thời dịch

12/01/2022 11:36:04 SA

Chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thị trường quà Tết 2022 có một số thay đổi nhằm phù hợp với nhu cầu chung, khi mọi người quan tâm hơn đến sức khỏe và tiêu dùng xanh.

Diễn biến phức tạp của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đã mang đến các thách thức bất ngờ, ảnh hưởng mọi mặt đời sống tại Việt Nam. Thói quen tiêu dùng của người dân theo đó cũng chịu nhiều thay đổi sau một năm biến động cả về “túi tiền” lẫn thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Đặc biệt, khi dịp Tết Nguyên đán 2022 cận kề, nhu cầu mua sắm các món quà biếu tặng người thân, bạn bè, đối tác hay bày lên bàn thờ gia tiên cũng được dự đoán theo xu hướng bền vững, hướng đến sức khỏe là chủ yếu.

Tập trung vào các món quà chăm sóc sức khỏe

Giữ cho bản thân khỏe mạnh mỗi ngày đã và đang là mục tiêu ưu tiên của mọi người khắp thế giới trong những năm gần đây. Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 góp phần đẩy nhanh thói quen này. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh tăng cao, làm thay đổi hành vi tiêu dùng nói chung và thói quen mua sắm quà Tết nói riêng.

Orion anh 1Các món quà chăm sóc sức khỏe được ưu tiên gửi tặng dịp Tết Nhâm Dần. Ảnh: sagogifts.

Thống kê từ Kantar WorldPanel, quà biếu Tết 2022 cũng chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong quan điểm tiêu dùng của thị trường Việt Nam: Ưu tiên những món quà Tết thiết thực, có giá trị sử dụng cao, thiên hướng chăm sóc sức khoẻ. Các món quà được ưu tiên lựa chọn nhất cho Tết 2022 cũng là những mặt hàng mà các nhà bán lẻ cần chuẩn bị sẵn sàng bao gồm: Bánh quy, mứt kẹo, giỏ quà, quần áo, giày, trang sức…

Thấu hiểu nhu cầu này, nhiều thương hiệu lớn về thực phẩm, bánh kẹo đã cho ra mắt những bộ quà Tết hướng đến yếu tố “khỏe”, với các thông điệp như lời cảm ơn cũng như lời chúc sức khỏe ý nghĩa đầu năm gửi đến người được tặng.

Tiêu dùng xanh lên ngôi

Tiêu dùng xanh được hiểu là việc mua, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường mà không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa các chức năng hay sự đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên.

Người tiêu dùng hiện đại ngày càng quan tâm đến tiêu dùng thông minh, bền vững, cũng như những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường ngay từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và sử dụng. Chịu tác động từ dịch Covid-19, các sản phẩm xanh và hướng đến bảo vệ sức khoẻ, tái tạo năng lượng cũng ngày càng được đánh giá cao.

Khảo sát năm nay của Viện Nghiên cứu giá trị doanh nghiệp (Tập đoàn công nghệ IBM), Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, trong 14.000 người đến từ 9 quốc gia tham gia khảo sát, 90% người khẳng định Covid-19 đã làm thay đổi cách nhìn của họ về các vấn đề liên quan đến môi trường và tiêu dùng bền vững. Mức độ sẵn sàng thay đổi hành vi cũng thay đổi rõ rệt khi 55% người tiêu dùng cho biết, tính bền vững là yếu tố rất quan trọng khi lựa chọn thương hiệu. 62% người tiêu dùng cũng sẵn sàng thay đổi hành vi mua hàng để giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.

Orion anh 2
Túi giấy kraft được làm hoàn toàn bằng giấy, giúp bảo vệ môi trường tối đa.

Hướng đến việc xây dựng chuỗi giá trị xanh trong sản xuất và tiêu dùng, những tháng cuối năm, thương hiệu Orion cho ra mắt mẫu túi giấy kraft áp dụng cho các sản phẩm Tết, gồm bánh Marika và Gouté Mimosa. Các túi đựng này được làm hoàn toàn bằng giấy, không có lớp phủ nhựa hoặc các phụ kiện như quai vải, dây nylon… Nhờ đặc tính thuần giấy 100%, khi thải ra môi trường, khả năng phân hủy của túi sẽ nhanh hơn rác thải nhựa nhiều lần, được nhiều người tiêu dùng nhân định là dạng bao bì “hiền lành”. Trong môi trường đất, túi giấy mất khoảng 2-5 tháng để phân hủy, trong khi đó túi nhựa là 500-1.000 năm.

Với lợi thế dẻo dai, chịu lực tốt, những chiếc túi kraft còn có thể tái sử dụng nhiều lần cho những mục đích khác nhau. Điều này giúp người dùng tiết kiệm một khoản chi phí nhất định, góp phần hạn chế rác thải, nhất là trong bối cảnh môi trường đang đứng trước nguy cơ suy thoái.

Mua sắm và thanh toán online gia tăng

Theo nghiên cứu từ Visa, người tiêu dùng Việt Nam gia tăng mua sắm trực tuyến và sử dụng các nền tảng mạng xã hội nhằm thích nghi với những rào cản từ đại dịch. Quá trình chuyển dịch từ cửa hàng sang các nền tảng TMĐT đang diễn ra nhanh chỉ trong vòng vài tháng vừa qua, tạo lợi thế cho các dịch vụ giao hàng tận nhà. 87% số người tiêu dùng Việt được khảo sát hiện sử dụng dịch vụ này, 82% người dân trải nghiệm dịch vụ lần đầu từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Cứ 10 đơn hàng thì gần 6 đơn được giao đến nhà, tăng gấp 20 lần so với thời điểm trước đại dịch.

Xu hướng này tiếp diễn trong nhiều tháng giãn cách xã hội, và kéo dài đến dịp cuối năm, cận Tết. Trước đây, người tiêu dùng chuộng mua sắm Tết tại các siêu thị lớn. Tuy nhiên, xu hướng này đã thay đổi do tác động của Covid-19, khi người dân đã quen với việc mua sắm online.

Orion anh 3
Thói quen mua sắm online gia tăng do tác động của Covid-19

 

Thông tin từ Kantar WorldPanel, chi tiêu FMCG (nhóm hàng tiêu dùng nhanh) cho tiêu dùng tại nhà sẽ tăng trưởng tốt trong dịp Tết 2022 với mức chi tiêu gấp 2-3 lần so với ngày thường. Trong đó, khu vực thành thị có xu hướng mua sắm Tết sớm hơn với mức tăng trưởng 3% và khu vực nông thôn tăng 6% so với Tết 2021. Riêng ở lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), Deloitte dự đoán, doanh số thương mại điện tử trong kỳ nghỉ lễ 2021-2022 sẽ tăng 11-15% so với cùng kỳ năm trước.

(Tác giả: Giang Tiểu San).

#Orion